A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

ĐBQH NGUYỄN THỊ HUẾ: CẦN CÓ CHÍNH SÁCH VỀ TIỀN LƯƠNG THỎA ĐÁNG CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ

Phát biểu thảo luận tại Hội trường về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia chiều 30/10, đại biểu Nguyễn Thị Huế - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn đề nghị cần có chính sách về tiền lương, phụ cấp thỏa đáng để cải thiện thu nhập cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã để đội ngũ này đảm bảo đời sống, yên tâm công tác.

 

Đại biểu Nguyễn Thị Huế - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn 

 

 

Cần có chính sách về tiền lương thỏa đáng cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Theo đại biểu Nguyễn Thị Huế, đội ngũ cán bộ công chức cấp xã là đầu mối để triển khai thực hiện, hướng dẫn nhân dân, thu thập thông tin, tổng hợp và báo cáo tiến độ, hiệu quả của các chính sách của Đảng, nhà nước nói chung và các chương trình mục tiêu quốc gia triển khai trên địa bàn nói riêng.

Tuy nhiên, có hiện tượng một số cán bộ, công chức cấp xã ở miền núi xin nghỉ việc để đi xuất khẩu lao động hoặc tìm việc làm khác, qua tìm hiểu nguyên nhân thì được biết: Hiện nay áp lực của cán bộ công chức cấp xã là rất lớn, số lượng người ít, nhiều nhiệm vụ phải triển khai, thực hiện và rất nhiều việc mới, việc khó, tuy nhiên tiền lương của họ rất thấp, ngoài lương chính và phụ cấp khu vực ra thì hầu như không có phụ cấp khác (theo thực tế thì thu nhập 1 tháng của họ được từ 5-6 triệu trong khi đi làm công nhân thì được khoảng 10 triệu, đi XKLĐ thì khoảng 20 – 30 triệu). Một nguyên nhân nữa đó là địa bàn miền núi với địa hình chia cắt, đường xá chưa thuận lợi, có nơi chưa có điện và sóng điện thoại nên triển khai công việc phải đến trực tiếp với người dân, phát sinh chi phí đi lại, nhiều CBCC cấp xã không có ngày nghỉ cùng với đó là chi phí sinh hoạt ngày càng tăng cao vì thế không đảm bảo được đời sống cho gia đình.

Nếu không có giải pháp sớm để khắc phục tình trạng này thì sẽ dẫn đến việc lãng phí nguồn nhân lực đã qua đào tạo, có kinh nghiệm, hiểu dân và giao tiếp được với nhân dân bằng tiếng dân tộc có thể sẽ thành rào cản cho sự phát triển kinh tế xã hội và việc triển khai thực hiện các chương trình MTQG.

Việc mai một, mất dần bản sắc văn hóa dân tộc đang diễn ra, do tác động của nền kinh tế thị trường, sự phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật và công nghệ, không gian sống bị thu hẹp, môi trường văn hóa bị pha tạp, ảnh hưởng của văn hóa nhập ngoại; lực lượng thanh niên tập trung đi lao động, phát triển kinh tế mà ít quan tâm đến việc giữ gìn các bản sắc, giá trị văn hóa dân tộc, thậm chí quên tiếng nói, chữ viết, các phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình. Trong thời gian tới nếu không có chính sách đổi mới, đủ mạnh thì sẽ khó để bảo tồn và phát triển sự đa dạng và những bản sắc văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam.

Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn 

Từ những vấn đề nêu trên, đại biểu Nguyễn Thị Huế - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn kiến nghị:

Một là: Trong thời gian tới đề nghị quan tâm bố trí, cân đối nguồn vốn từ chương trình mục tiêu Quốc gia Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để tiếp tục đầu tư, thực hiện việc cấp điện cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi và hải đảo để gần 2 triệu người dân được thụ hưởng những tiện ích do điện mang lại, giảm bớt thiệt thòi, góp phần nâng cao dân trí, an sinh xã hội, đem lại sự đổi mới, phát triển về kinh tế khi có ánh sáng và nguồn điện đem tới.

Thứ hai: Đề nghị quan tâm có chính sách về tiền lương, phụ cấp thỏa đáng để cải thiện thu nhập cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã để đội ngũ này đảm bảo đời sống, yên tâm công tác, khích lệ sự nỗ lực đê tiếp tục cống hiến cho sự phát triển KT – XH của mỗi địa phương. Cùng với đó là tăng cường năng lực, chất lượng cho đội ngũ này để đáp ứng yêu cầu công việc được tốt hơn.

Thứ ba: Đề nghị quan tâm bố trí thêm nguồn lực từ Chương trình MTQG Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hoặc thiết kế nội dung trong chương trình chấn hưng văn hóa để thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số. Cần có sự quan tâm triển khai trong hệ thống giáo dục để thế hệ trẻ, các bạn học sinh sinh viên, thanh thiếu niên nhi đồng biết yêu, biết giữ và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc minh. Từ đó biến văn hóa thành sức mạnh nội sinh, thu hút phát triển du lịch, cải thiện chất lượng cuộc sống, đồng thời lưu giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp để trao truyền lại cho muôn đời sau.

Ái Vân


Tổng số điểm của bài viết là: 100 trong 99 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

TUYÊN TRUYỀN DỊCH VỤ CÔNG
Thống kê truy cập
Hôm nay : 154
Tháng trước : 64
Năm 2024 : 1.455
LIÊN KẾT